Căn nhà nơi em Nguyễn Văn Duy (SN 2000, ở thôn 13, xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội) sinh sống trở nên xác xơ, đìu hiu suốt gần 1 năm nay. Kể từ ngày phát hiện ra mình mắc căn bệnh ung thư não ác tính, Duy và cả gia đình rơi vào bế tắc.
Bố mẹ Duy chủ yếu làm ruộng. Thỉnh thoảng lúc nông nhàn, mẹ em tranh thủ đi phụ hồ thuê, kiếm thêm chút tiền trang trải cuộc sống. Lớn lên trong gia đình khó khăn, Duy rất có ý chí vươn lên. Em có niềm yêu thích đặc biệt với máy tính và mong muốn trở thành một nhân viên IT giỏi.
Cách đây 3 năm, Duy đỗ trường Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, khoa An toàn thông tin. Nhận tin báo đỗ, cả gia đình nhỏ vỡ oà trong hạnh phúc.
![]() |
Căn bệnh ung thư khiến tính mạng của Duy gặp hiểm nguy |
Nhưng còn chưa kịp tốt nghiệp, vừa bước vào năm thứ 3 đại học thì tháng 12/2020, Duy xuất hiện một loạt những triệu chứng như đau đầu, hay bị nôn mửa. Sau kì thi cuối kỳ học kỳ 1 qua đi, em về quê ăn Tết cùng gia đình trong trạng thái sức khoẻ rất yếu. Bố mẹ cũng chỉ nghĩ đơn giản con mới bận học hành thi cử dẫn đến căng thẳng, nghỉ ngơi ít bữa rồi sẽ đỡ.
Không ngờ, tình trạng mỗi lúc một xấu đi. Mùng 3 Tết Nguyên đán năm 2021, Duy bị liệt, không thể đi lại được nữa. Cả nhà liền tá hoả đưa em đến Bệnh viện 105 trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán ban đầu em bị thiếu Kali, cho truyền Kali thì Duy đi lại được bình thường.
Không yên tâm, đến rằm tháng Giêng, mẹ đưa Duy đến Viện Huyết học và truyền máu Trung ương kiểm tra lại lần nữa. Bác sĩ phát hiện em có triệu chứng men gan tăng, suy thận, chỉ định chuyển sang Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Chỉ vài ngày ở đây, Duy được tìm ra tiếp những triệu chứng lạ như hay quên, chóng mặt, đau đầu. Kết quả chụp CT cho thấy trong não em có một khối u.
Tháng 3/2021, tại Bệnh viện Việt Đức, khối u phát triển quá to khiến các bác sĩ không thể can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật. Duy tiếp tục được chuyển sang Bệnh viện K Tân Triều để truyền hoá chất.
Giấc mơ dang dở
Cô Doãn Thị Tuyến, mẹ của Duy rơi nước mắt khi chứng kiến con trai ngày nào còn khoẻ mạnh ấp ủ giấc mơ, nay nằm im lặng trên giường bệnh, cơ thể tiều tuỵ. Khối u quá lớn chèn ép vào não có lúc khiến Duy quên hết toàn bộ người thân. Trong tâm trí em, thế giới xung quanh trở nên mờ mịt.
Cũng có lúc không bị khối u hành hạ, Duy nhớ lại những ký ức khi mình đang trên giảng đường đại học. "Bản thân em biết mình mắc bệnh gì, chẳng biết tương lai sẽ ra sao. Em chỉ ước mình có thể quên hết khổ đau, giải thoát cho em khỏi cuộc đời tăm tối hiện tại", nam sinh viên trải lòng.
Không chỉ mang nỗi đau con trai bị bệnh tật dày vò, cô Tuyến cùng gia đình còn đang đối mặt với khoản nợ khổng lồ. Thời điểm hiện tại, cô đã vay số tiền hơn 100 triệu đồng. Cứ mỗi đợt con truyền hoá chất, cô phải mua nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm vô cung đắt đỏ, thậm chí có đợt còn lên đến 12 triệu đồng.
![]() |
Hoàn cảnh đáng thương của em Nguyễn Văn Duy đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Ông Nguyễn Viết Huấn, Trưởng thôn 13 (xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội) cho biết: “Nhà chị Tuyến rất khó khăn. Kể từ khi cháu Duy mắc bệnh ung thư não, bố mẹ cháu mất nhiều thời gian vào việc chăm sóc con, không có điều kiện làm kinh tế nữa. Đợt trước thôn đã tạo điều kiện để gia đình gửi đơn lên xã xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn. Quả thật trường hợp này rất khổ”.
Hướng ánh mắt ra ngoài, Duy cố gắng lắng nghe thật chậm những âm thanh, ghi nhớ những hình ảnh mình còn có thể thấy được của cuộc sống. Những ngày tháng tạm dừng truyền hoá chất là lúc em được an yên nhất. Mỗi lúc nghĩ tới ước mơ dang dở của mình, chàng sinh viên trường Học viện Bưu chính viễn thông ngày nào lại rơi nước mắt.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Hệ thống đào tạo với nhiều trình độ
Thông qua SkillsFuture, Chính phủ Singapore đã thiết lập hệ thống đào tạo với nhiều trình độ khác nhau nhắm tới các nhóm xã hội khác nhau để đáp ứng nhu cầu nâng cao, bổ sung kỹ năng thiếu hụt cho người lao động, giúp họ tìm việc làm, chuyển đổi, thăng tiến nghề nghiệp, đặc biệt là hình thành văn hóa học tập suốt đời.
Chương trình bao gồm một số sáng kiến – cấu phần cốt lõi (chẳng hạn như: Gói tín dụng SkillsFuture, chuyển đổi nghề nghiệp,…), dành cho nhiều đối tượng trong đó tập trung vào sinh viên, người trưởng thành, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo.
Nhìn chung SkillsFuture liên quan tới một loạt các công cụ chính sách với phạm vi đối tượng thụ hưởng nhiều hơn, trong thời gian lâu hơn, hỗ trợ một cách tốt nhất các nguồn lực để sinh viên, người lao động đạt được mức độ thành thạo của kỹ năng nghề nghiệp.
Công dân Singapore từ 25 tuổi trở lên đều có cơ hội tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng SkillsFuture của Chính phủ với mức hỗ trợ 500 đô la Singapore trở lên để tham gia đào tạo phát triển kỹ năng. Tính đến cuối năm 2017, tổng số công dân Singapore được hỗ trợ từ gói tín dụng là 285.000 người, tương ứng với 18.000 khóa đào tạo kỹ năng được triển khai.
SkillsFuture đã thiết lập hệ thống đào tạo đa cấp độ với hàng chục sáng kiến và chương trình khác nhau nhắm tới nhu cầu về phát triển kỹ năng ở các nhóm đối tượng khác nhau như sinh viên, người lao động ở các giai đoạn khác nhau của nghề nghiệp.
Chương trình đã đầu tư, hợp tác với các ngành công nghiệp khác nhau để mở rộng đối tác doanh nghiệp tư nhân, tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể và người sử dụng lao động cùng tham gia phát triển kỹ năng cho người lao động.
The báo cáo ngân sách năm 2018, Chính phủ Singapore đã dành khoản đầu tư 220 triệu đô la để triển khai những kế hoạch, chính sách và chiến lược phát triển kỹ năng thông qua chương trình này.
Bốn mục tiêu của SkillsFuture
Thứ nhất, hỗ trợ công dân Singapore có được những lựa chọn đúng đắn về giáo dục, đào tạo và nghề nghiệp.
Chính phủ Singapore thiết lập hệ thống tư vấn, hướng nghiệp hoàn thiện được triển khai ở tất cả cấp học phổ thông đến cơ sở đào tạo nghề, trường cao đẳng, đại học và tiếp diễn trong suốt quá trình nghề nghiệp của mỗi người dân.
Thông qua các chương trình hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan của Chính phủ, các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo, người dân Singapore tiếp cận được một cách đầy đủ thông tin về các ngành nghề, ngành công nghiệp liên quan từ rất sớm. Họ cũng được tiếp cận những thông tin thực tế về việc làm và những thay đổi nhu cầu của thị trường lao động.
Thứ 2, phát triển hệ thống giáo dục đào tạo tích hợp, chất lượng cao đáp ứng những thay đổi liên tục của thị trường lao động.
Nền giáo dục và đào tạo Singapore được đánh giá, tổng kết thường xuyên và theo định kỳ để đảm bảo hệ thống này luôn được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ kỹ năng, năng lực chuyên môn thường xuyên của người dân, đáp ứng nhu cầu về phát triển chuyên sâu.
Thứ 3, thúc đẩy người sử dụng lao động về việc công nhận và phát triển nghề nghiệp dựa vào kỹ năng và kỹ xảo. Người sử dụng lao động được tham gia vào quá trình thiết kế và triển khai một khung để người lao động có thể thăng tiến trong nghề nghiệp thông qua việc phát triển kỹ năng.
Thứ 4, nuôi dưỡng văn hóa để hỗ trợ và tôn vinh việc học tập suốt đời. Đây là quá trình lâu dài nhằm tôn vinh, coi trọng những kỹ năng, giá trị của thành quả lao động mà lao động có kỹ năng tạo ra trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời đề cao văn hóa học tập suốt đời để đáp ứng yêu cầu của công việc, sự đam mê và phát triển nghề nghiệp mỗi cá nhân.
Minh Vy
" alt=""/>Singapore: ‘Kỹ năng tương lai’ và văn hóa học tập suốt đờiBình Dương: Đức Cường, Thanh Long, Trung Tín, Thiện Đức, Rabo Ali, Việt Cường, Văn Vũ, Pape Omar, Mansaray, Tiến Linh, Hồng Phước
Vĩnh Tường
ĐKVĐ Viettel đẩy Sài Gòn chìm sâu vào khủng hoảng khi giành chiến thắng trước đối thủ với tỷ số 3-0, ở vòng 7 LS V-League, tối 3/4.
" alt=""/>Video Quảng Ninh 1